Divers

Thay Đổi Cuộc Sống Với Nhân Số Học

Khi biết sách được xuất bản là mình tuy ở rất xa nhưng cũng tìm cho bằng được cách mua ebook để nghiên cứu thêm. Mua sách từ nước ngoài không khó, nhưng phải đổi VPN (với NordVPN chẳng hạn). Khi đổi VPN rồi thì Google Play cho phép mua và đọc ở bất cứ nơi nào, không cần đổi VPN nữa mọi người ạ. Theo dõi kênh YouTube của chị Quỳnh được có vài tuần nhưng mà không dứt ra được, nên biết chị ra sách mình rất lúc đầu rất háo hức.

Cuốn sách Thay đổi cuộc sống với Nhân số học là tác phẩm được chị Lê Đỗ Quỳnh Hương phát triển từ tác phẩm gốc “The Complete Book of Numerology” của tiến sỹ David A. Phillips, khiến bộ môn Nhân số học khởi nguồn từ nhà toán học Pythagoras trở nên gần, gũi dễ hiểu hơn với độc giả giả 21 Nam.

Nhân số học là một môn nghiên cứu sự tương quan giữa những con số trong ngày sinh, cái tên với cuộc sống, vận mệnh, đường đời và tính cách của mỗi người. Bộ môn này đã được nhà toán học Pythagoras khởi xướng cách đây 2.600 năm và sau này được nhiều thế hệ học trò liên tục kế thừa, phát triển.

Có thể xem, Nhân số học là một bộ môn Khám phá Bản thân (Zelf-ontdekking), đọc vị về số. Bộ môn này giúp giải mã những tín hiệu mà cuộc sống đã gửi đến từng cá thể con người trong đời sống, tương tự như Nhân tướng học hay Nhân trắc học… Khi nghiêm túc nghiên cứu sự tồn tại và mối tương quan giữa các con số xuất hiện trong ngày, tháng, năm sinh của mỗi người qua Nhân số học, ta có thể hiểu được khá nhiều về bản thân mình, cũng như mối quan hệ của mình với người khác. Nếu hiểu những “mật mã” nằm ẩn dưới những con số, chúng ta có thể kiểm soát cuộc sống của mình, điều chỉnh chúng theo hướng ngày càng tốt đẹp hơn, phù hợp với năng lực, tính cách của mình hơn.

Cuốn sách này 60% dựa theo cuốn sách The Complete Book of Numerology của David A. Phillips (PhD) xuất bản năm 1992. Vì mình được đọc bản gốc sách tiếng Anh nên tranh thủ so sánh và review luôn nhé.

Dus với sách gốc, cuốn sách của chị Quỳnh có cắt phần về chiêm tinh học, mối quan hệ vợ chồng, intuïtie và luân hồi. Không sao, mấy chương này cũng bị đọc giả Mỹ / Úc chê vì không được rõ ràng và ôm đồm quá. Việc bỏ mấy chương này ra cũng đúng. Chị cũng nói là đó là một số phần không thật gần với nghiên cứu của chị và nếu cần bạn nên đọc bản gốc tiếng Anh để biết rõ thêm.

60% nội dung sách tiếng Anh được dịch một cách rất chuẩn vào bên sách tiếng Việt. So với sách tiếng Anh, sách chị Quỳnh có nhiều ví dụ hơn, rất dễ hiểu và như là bài tập cho những người mới tập xem số học, xem mình vẽ biểu đồ đúng chưa, cách hiểu của mình đã OK chưa vv. Ngay cả trên ebook mẫy phần vẽ tay này nhìn cũng rất là rõ.

Một cái nữa khá rõ trong sách mà ko được chú trọng trên các video YouTube là đặc điểm tốt xấu của mỗi số. Cứ số 7 ở biểu đồ là mọi người hiểu / chị Quỳnh giải thích trên YT là hi sinh mất mát. Trong khi đó số 7 có mặt xấu và mặt tốt của nó. Dĩ nhiên trên video thì làm sao mà nói hết được, và chị Quỳnh cũng phải làm video đính chính về “sự ko xấu” của số 7 vì mọi người hiểu sai. Do vậy, mình khuyên các bạn nên đọc sách, và nên đọc kỹ, đừng chỉ xem YouTube vì xem được video này thiếu video kia, thì lại hiểu nhầm và lờ mờ về cách giải nghĩa số.

Những người không xem kỹ video hay không đọc kỹ sách tưởng tất cả đều có trên youtube rồi nhưng thực ra không phải. Có một số details rất quan trọng vì lý do thời gian không được nhắc đến hoặc nhắc quá nhanh, nhưng khi đọc người liên quan tới details đấy đọc sẽ thấm. Nên ngay cả khi bạn đã xem hết kênh YouTube của chị vẫn nên đọc sách để nghiên cứu thêm.

Khi xem cho chính mình, bạn bè và người thân mình thấy phương pháp này khá là chuẩn, và giải thích được khá nhiều sự kiện đã qua. Và thích hơn cả là vòng 9 năm, để cho cuộc sống mình thay đổi, lên rồi xuống, lên rồi xuống, để có nhiều trải nghiệm và cũng như có những năm nghỉ ngơi.

40% nội dung còn lại là do chị Quỳnh, sau khi đã xem cho hơn 500 người ở Việt Nam, cho thêm vào. 500 là nhiều hay là ít? Chắc chắn là ít vì chị nói người có mũi tên 2 5 8 không nhiều. Nếu chị đi gặp những người sinh năm 1958 sẽ đầy ra cả một rổ. Hơn nữa, trong quyển sách này, ko ghi rõ đâu là phần chị Quỳnh thêm vào, đâu là bản gốc. Mọi người có thể đoán khi chị quote tiến sĩ, hoặc dùng “chúng tôi” hoặc khi cho ra một số ví dụ. Có một số chi tiết Ts. Phillips không nói thẳng ra, nhưng được chị Quỳnh tổng hợp lại, ví dụ như số 1 và 2 phải cần 2 số mới là đẹp. Còn các số khác 1 số thôi là đẹp. P/s: về việc 2 số 2 là đẹp, thì có một chi tiết chắc phải người kỹ tính mới nhớ ra, là phụ nữ chỉ cần 1 số 2 là đủ vì là phụ nữ được auto cho thêm 1 số 2 nữa. Và 3 số 1 cũng đẹp không kém, nhưng chị Quỳnh quên ko nhắc tới.
Hay trong vòng 9 năm thì năm 4 và 7 nên nghỉ ngơi. Việc này trong sách gốc thì là hàm ý, nhưng trong bản Việt được ghi rõ ra, như vậy cũng giúp ích được cho nhiều người. Vì nếu phải đọc hết tất cả các số không liên quan đến mình để rút ra được hai quan sát này cũng hết cả hơi.

Phần cho thêm số “ảo” trong sách gốc hoàn toàn không được đề cập. Tác giả chỉ khuyên là nên thay đổi tên thường gọi cho thuận lợi hơn, nhưng không nói về việc điền số 3 ảo bẳng cách học thêm chẳng hạn. Điều này các bạn lưu ý. Tất nhiên tất cả các biện pháp sách Việt nêu ra đều là hướng thiện : tập yoga, thiền, giúp đỡ… và xuất phát từ tâm, muốn mọi người có thể nâng tầm của mình lên để thay đổi cuộc sống, theo đúng tên gọi của sách. Nhưng việc này không hề được nhắc tới trong sách gốc. Nhưng có tâm mà chưa đủ tầm thì rất dễ có thiếu sót hoặc nghiêm trọng hơn là đưa thông tin sai.

Việc viết thẳng số liên quan tới tên trực tiếp vào biểu đồ cũng không phải là cách ông Phillips làm trong sách gốc. Thú thực thì nếu ai cũng viết vào thì chắc ai cũng chằng chịt 3, 4 số nọ kia, nhất là ở nước ngoài tên rất là dài không như ở Việt Nam. Việc viết thẳng số của tên vào biểu đồ ngày sinh như chị Quỳnh làm, các bạn cũng nên cân nhắc. Chưa kể việc tác giả sách gốc đã qua đời, nên phần 40% cho thêm nếu tác giả còn sống liệu có đồng ý không, là việc chúng ta sẽ không bao giờ biết.

Sách của chị Quỳnh rất nhiều ví dụ, nhưng nên có nhiều case studies hơn tổng hợp lại kiến thức từ đầu sách, bằng cách xem cả Ruling Number, lẫn số ngày sinh (Dagnummer), tên, 4 peaks, 9 năm… để người đọc có thể có cách đọc hoàn chỉnh về một người. Vì điểm yếu của số này có thể được cân bẳng bởi một số khác. Không thể nhìn một biểu đồ mà phán được. Ví dụ như mình học giỏi và trí nhớ rất tốt các bạn ạ, nhưng không hề có số 3 trong biểu đồ sinh. Nhưng biểu đồ tên mình, zielengetal, uiterlijke getal và nhất là Dagnummer, hay bi bỏ quên, bù lại rất nhiều. Dag Nummer quan trọng chẳng kém gì Ruling Number nhưng vì chị Quỳnh quên hay không để ý mà ko nói kỹ về Dag Nummer. Đó cũng là phần các bạn nên chú ý khi đọc sách cũng như xem video.

Trong sách có một casestudy hoàn chỉnh về nữ hoàng nước Anh do ông Phillips viết, nhưng chỉ có thế thôi, người đọc như mình cảm thấy vẫn thiếu ví dụ, như là đang đà đi lên dốc mà phải phanh ý. Ông ý đang nói về piek cuối cùng của nữ hoàng, rồi giai đoạn viên mãn sẽ bị ảnh hưởng số 9 ở dưới chân đế của kim tự tháp (mà chân số 9 tại sao lại phải nhìn nhìn thìkhông thấy giải thích). Đoạn này người Pháp có câu khá hay là “als een haar op de soep” là đang ăn súp nhìn thấy một cọng tóc trong súp, từ đâu chui ra ý. Đáng lẽ đoạn này nên được lược đi vì khiến người đọc tự hỏi từ bao giờ phải nhìn 3 cái chân đế và nó có ý nghĩa gì.

Để nói thêm về sự liên quan của nội dung sách với Pythagoras thì cuốn sách này có nền tảng dựa trên nghiên cứu của Pythagoras do người chuyên về số học, bà Hettie Templeton lập ra. Ông Phillips gặp được bà và viết sách. Còn bà học từ sách nào thì cũng ko biết. Cháu của bà nói bà có phương pháp riêng của bà. Bà có viết một quyển năm 1940 bạn nào mượn được thư viện thì bảo mình nhé. Cháu gái khẳng định việc sắp xếp 9 số vào 9 ô là hoàn toàn do bà Templeton tự nghĩ ra chứ không ai chỉ hết. Cháu gái của bà Hettie Templeton cũng viết sách về numerologie.

Về numerologie thì có nhiều trường phái. Khi họ nói là numerologie theo Pythagoras là theo trường phái ông Pythagoras. Để tách ra với trường phái karmic chẳng hạn. Trong đó các khái niệm về ruling number, soul number… là đúng là đến từ ông nhưng cách tính số hay nghĩa của nó là không hoàn toàn giống nữa. Chứ không phải là quyển sách do ông Pythagoras đã viết từ mấy nghìn năm trước bây giờ họ chỉ soạn lại cho dễ hiểu. Không phải nhé. Việc tính toán theo ngày sinh hiện nay thì ông Pythagoras ko có thể nói là số 8 từ ngày sinh cộng ra thì thế nọ thế kia. Vì khi ông ý tồn tại thì đức Jesus chưa ra đời. Đức Jesus ra đời mới có cách tính ngày sinh hiện nay. Thậm chí ngày sinh thật của đức Jesus mọi người còn cãi nhau ỏm tỏi, vì không biết cái ngôi sao thần thánh xuất hiện khi ông ý ra đời là sao chổi hay là một tượng giống như ngày 21/12/2020 là Jupiter conjunctie với một hành tinh khác tạo ra một ngôi sao rất sáng trên bầu trời Ông Pythagoras có nghiên cứu thần số học thật, nhưng trải qua bao nhiêu thập kỷ, cũng giống như truyền miệng thôi mà, người nọ thêm thắt cái nọ cái kia.

Do vậy, numerologie theo Pythagoras là một dạng numerologie hiện đại. Trong sách ông Phillips không đề cập kỹ bà Hettie Templeton lấy source từ đâu. Về phần mũi tên, trong sách ông Phillips cũng nói rõ là mũi tên là do người chuyên về số học bà Hettie Templeton tìm ra và kiểm nghiệm trên hàng nghìn người. Nếu mà mũi tên là do ông Pythagoras tìm ra thì phải có mũi tên trống 1-2-3 chứ (vì ở lúc ông sống đâu phải ai cũng auto sinh năm 1xxx hay 2xxx đâu).

Ông Phillips học từ bà Hettie Templeton, và cháu gái của bà Hettie Templeton cũng học từ bà, nhưng sách của ông Phillips và sách của cô cháu gái có một số nội dung khá khác nhau, ví dụ về betekenissen của vài con số. Nói thế để các bạn biết. Bron thông tin do đâu mà ra. Khi thông tin lấy từ kinh nghiệm của ông nọ bà kia thì các bạn phải hiểu là ko có kinh nghiệm từ nghìn năm. Có thể nó đúng với thế kỷ này, thập kỷ này, mà chưa hẳn đã đúng với thiên niên kỷ mới thì sao. Vì cả ông Phillips và bà Templeton đã qua đời trước năm 2000, không còn ở đây để kiểm chứng nữa. Việc này có nghĩa là các kiến thức ở đây có lẽ dựa trên cơ sở số liệu do cá nhân thu thập được. Nên càng nhiều số liệu thì càng chuẩn. Điều đó giải thích tại sao ông Phillips và bà cháu gái của bà Templeton học cùng một source nhưng sau khi thực hành và tích lũy thêm kinh nghiệm thực tế, lại ra hai sách có thông tin khác nhau đến thế.

Bây giờ nói về sách chị Quỳnh. Sách của chị Quỳnh có 60% là gebaseerd trên sách ông Phillips. Vậy nói là “nhân số học được giữ gìn gần như vẹn nguyên từ những gì ông Pythagoras truyền lại” là ko có cơ sở. Đáng lẽ ra trước khi khẳng định điều gì chị Quỳnh nên check lại thông tin. Bút sa gà chết. Chị mới đọc có 1 quyển về numerologie mà phán như đúng rồi. Mọi người hãy nên hiểu đây là theo phương pháp dựa trên Pythagoras, đã có cải biên bởi rất nhiều người và được bổ sung bởi 500 trường hợp nghiên cứu tại Việt Nam. 500 là ít hay là nhiều, và bao nhiêu số liệu được coi là đủ? Chị Quỳnh chỉ sau hơn một năm nghiên cứu đã ra sách, liệu có sớm quá không? Như nói ở trên, càng nhiều số liệu mới càng chuẩn, nên trừ khi có hàng chục nghìn số liệu, thì may ra mới coi những gì thêm thắt vào là có cơ sở.

Vậy mình nghĩ cuốn sách này là một công cụ cực kỳ dễ học và khá vui. Nhưng dễ quá khiến nhiều người ảo tưởng. Nếu phương pháp này các bạn đọc thấy hợp thì theo, nếu có cái gì khiến lo lắng thì bỏ đi, đừng lo lắng quá làm gì. Đây là một trong những công cụ biết thêm về bản thân và chặng đường đời. Kiểm nghiệm trên những người quen thấy có phần khá là đúng.

Trong sách, có chỗ nào viết “có thể”, “phần lớn” thì các bạn nên rất để ý, đừng cho đó là chuẩn xác hoàn toàn. Các bố mẹ của các em sinh năm 20xx, biểu đồ trống đủ thứ, hay các em nào chuẩn bị sinh tháng 7, khi đã biết rõ về source của thông tin trong sách, cũng đừng vì thế mà lo lắng.

Bài review này là để mình mang thêm một số thông tin về nội dung trong sách, không có mong muốn sân si, đả kích hay chê bai mà cho mọi người một cái nhìn phiến diện hơn về quyển sách. Vì những quyển sách như thế này tìm ra flaws rất dễ và nếu chỉ chăm vào điểm yếu thì làm mất đi ý nghĩa chung của cả quyển.

Tuy vậy, theo như những mình được biết khi xem video thì chị Quỳnh Hương nhận được rất nhiều câu hỏi các bố mẹ muốn chọn ngày sinh cho các bé. Từ một môn giúp cho con người hiểu được mình hơn, lại có một số người như là muốn can thiệp vào project của universe vậy. Chị Quỳnh cũng nhấn mạn việc đó là không nên làm, nhưng cái video YouTube đó lại ít người xem hơn các video còn lại, vậy nên nếu mình có thể đóng góp về sự hiểu biết cuốn sách thì đó là chủ ý của mình. Mình chỉ ra flaws để cho những người quá cuồng tín, có dự định can thiệp quá mức vào ngày sinh của con cái hoặc quá lo lắng, thì nên dừng lại. Những nhà tuyển dụng, đừng chỉ dựa vào ngày sinh mà bỏ qua các kandidaten chẳng may có ngày sinh không đẹp lắm theo phương pháp ông Phillips.

Các bạn nào tò mò, thì xin cho biết thêm là mình ko có mũi tên hoài nghi nhé, cả tên lẫn ngày sinh đều có số 5 chình ình ở giữa 😀

Để thêm thông tin và tại sao tin vừa thôi đừng tin quá, tại sao con số của Pythagoras không áp dụng được vào tên Việt Nam, cũng như ko nên tham gia các lớp học về Nhân số học, xin share lại bài viết của Chòi Chiêm Tinh cct.tips/thanso Tóm lại, trước khi đặt tên lung tung chỉ vì một quyển sách được viết bởi ai đó, các bạn nên tìm hiểu kỹ nguồn gốc thông tin.

Laat een antwoord achter

Het e-mailadres wordt niet gepubliceerd. Vereiste velden zijn gemarkeerd met *